Maths

Math Formula?

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Tầm nhìn đốt cháy vũ trụ - 3

Dịch bởi Đinh Ngọc Khanh

Lý tính của không gian

Đây rất có thể là xu hướng được yêu thích nhất của Escher, và cũng có thể là lí do tên tuổi của ông còn được nhắc đến. Cũng có thể đó là lí do bạn sẽ thấy quen thuộc với hoạ sĩ này, sau khi đọc xong bài báo. Khi nói về lý tính của không gian, chúng ta đang đề cập đến những qui luật vật lý hiển nhiên mà nếu vi phạm sẽ tạo ra những ảo ảnh. Tất cả các hoạ sĩ đều quan tâm đến lý tính của không gian, và một số đã khám phá ra những ứng dụng của các qui luật này vào hội hoạ. Một ví dụ cụ thể, Picasso.



Escher hiểu rằng hình học của không gian qui định lý tính của nó, và ngược lại lý tính của không gian qui định hình dạng đặc trưng. Một trong những kỹ thuật ông thường sử dụng để thể hiện lý tính của không gian là nét sáng tối trên những bề mặt lồi lõm của vật thể. Trong bức tranh Khối lập phương và những dải băng (Cube with ribbons), cái bóng của những khối u trên dải băng là đầu mối duy nhất để ta kết luận được cái cách hai dải băng này được quấn vào khung lập phương. Buồn thay, nếu ta tin vào mắt ta thì ta lại không thể tin vào những dải băng này! Chúng không chỉ là hai dải Möbius mà những khối u trên hai dải này còn không thể được xác định là u về hướng nào! Những nghiên cứu về luật phối cảnh và điểm vô cùng (point of infinity) bởi Alberti, Desargues và những hoạ sĩ Phục hưng khác đã thực sự khơi nguồn ra ngành hình học phối cảnh hiện đại.

Bằng việc xác định những điểm triệt tiêu (phiên bản hội hoạ của những điểm vô cùng) và bắt buộc các chi tiết trong tranh tuân thủ chúng, Escher đã tạo ra những bức tranh vô tưởng. Trong tác phẩm Cao và thấp (High and low), hoạ sĩ đã đặt năm điểm triệt tiêu, trên và dưới, trái, phải và ở giữa. Kết quả là nửa trên bức hình cho ta cảm giác nhìn xuống, và nửa dưới cho ta cảm giác nhìn lên của cùng một bối cảnh.

Kết luận
Những tác phẩm của M.C.Escher đã góp phần gắn kết hội hoạ và toán học trong một mối liên hệ không thể cắt rời. Chúng ta ở đây chỉ đề cập đến một phần nhỏ trong gia tài đồ sộ những bức tranh, thạch bản, khắc gỗ và tranh khắc nạo mà hoạ sĩ để lại sau cái chết vào năm 1972. Còn nhiều điều có thể bàn, và đã được bàn, về chiều sâu, ý nghĩa và tầm quan trọng của những công trình của ông. Độc giả có thể tìm hiểu sâu hơn về di sản của M.C.Escher, và về phần giao giữa thế giới của tưởng tượng, thế giới của toán học và thế giới chúng ta đang sống mà ông vẫn luôn khai thác sâu và sâu hơn.





0 comments:

Đăng nhận xét