Dịch bởi Võ Đức Huy
Xoay hai vòng
Trong số những tính chất phản trực giác của
electron là nó có spin một phần hai. Đây là cách nói toán học để chỉ việc nếu bạn
xoay electron 360 độ, nó sẽ không giống như lúc đầu! Không có điều tương tự trong
đời sống hằng ngày - chúng ta đã quen với việc xoay mọi vật 360 độ và chúng
quay lại như lúc đầu. Với một electron, bạn phải xoay nó 360 độ thêm một lần nữa
để đưa về trạng thái ban đầu.
Khi bạn xoay một electron 360 độ, có điều gì
đó phức tạp hơn là việc chúng trông như cũ. Có một dạng bậc tự do gắn với spin,
và chúng cũng bị thay đổi. Điều xảy ra với spin một phần hai là chúng không
quay lại nguyên trạng mà quay lại đối của trạng thái ban đầu. Vậy nếu bạn xoay
360 độ bạn không quay lại vị trí ban đầu mà ở vị trí đối lại hoàn toàn theo
nghĩa bậc tự do gán cho spin. Bạn phải xoay thêm 360 độ nữa để quay lại nguyên
trạng.
Một bước nhảy vọt cho máy tính
Một máy tính thông thường đương nhiên là một
thiết bị điện tử, nghĩa là chúng sử dụng các electron. Nhưng những bit thông
tin bạn đang điều khiển bằng những công cụ này là những số thông thường, được
biểu diễn dưới dạng nhị phân. Thông tin được lưu dưới dạng một dãy những chữ số
0 và 1. Đây là thông tin cổ điển, cái mà chúng ta đã quen thuộc.
Trong một máy tính lượng tử, cái bạn muốn làm
là sử dụng thông tin lượng tử. Trong thí nghiệm Stern-Gerlach, khi electron đi
qua từ trường và hoặc nhận spin up hoặc spin down và đi vào một trong hai vị
trí. Nhưng đó là một ví dụ của quá trình cơ học lượng tử, vì khi bạn đưa vào một
electron cho trước, nói chung nó sẽ không có spin up hay down, mà ở một trạng
thái khác, gọi là sự chồng chập giữa up và down. Khi electron được đưa qua dụng
cụ đo, bằng cách nào đó nó chọn lấy một spin. Nhưng trạng thái ban đầu của một
electron trước khi tạo ra lựa chọn thì phức tạp hơn “up” và “down” rất nhiều. Gọi
“up” hay “down” cũng như gọi “0” hay “1”.
Một dãy electron trong dạng chồng chập vừa nói
cho ta một dạng thông tin tinh tế hơn dãy nhị phân- và đó gọi là thông tin lượng
tử. Nếu có thể điều khiển electron nhưng tránh làm chúng phải lựa chọn spin, ta
có thể quản lý nhiều thông tin hơn so với trong máy tính bình thường- và nếu
làm điều đó với cùng thời gian, ta sẽ tính toán được nhanh hơn.
Một hệ quả của việc này là khả năng phân tích
ra thừa số những số cực lớn. Nếu cho bạn một số rất lớn và nói rằng đó là tích
của hai số nguyên tố, sẽ rất khó để tìm chúng bằng những kỹ thuật đã biết. Nó sẽ
cần một khoảng thời gian dài không chấp nhận nổi dù có dùng đến siêu máy tính.
Nguyên lý đó được dùng để mã hóa và giải mã thông tin. Nhưng nếu bạn có thể
phân tích ra thừa số những số lớn thì sẽ có khả năng giải những mã đó. Một máy
tính lượng tử - nếu có trong thực tế - sẽ làm vô số điều không thể thành có thể.
Bảo mật thông tin sẽ gặp một thách thức lớn.
Máy tính D-Wave (Nguồn internet) |
Cơ học lượng tử đã trở nên kì lạ hơn bất cứ ai
có thể đoán- và chắc chắn hơn tất cả những gì các nhà vật lý thế kỷ 19 có thể
tin. Dù những khái niệm liên quan có vẻ phản lại bất kỳ cách hiểu hợp lý nào,
các quá trình lượng tử đã trở nên thiết yếu trong nhiều công nghệ hiện đại, từ
chụp ảnh y khoa đến tính toán điện tử. Máy tính lượng tử sẽ là một tiến bộ vĩ đại-
với những hệ quả không thể đoán được. Có lẽ sẽ dễ chịu cho tất cả chúng ta nếu
chiếc hộp bí ẩn đó không được mở ra, nhưng chúng ta không thể chỉ nói “tốt hơn
là tôi không biết”, vì ai đó có thể tìm ra trước chúng ta.
Về tác giả
Peter Goddard is Master of St John's College and Professor of
Theoretical Physics in the University of Cambridge. His contributions to
research, which have centred on the development of String Theory, have been
recognised by his election as a Fellow of the Royal Society (1989), the award
of the Dirac Prize and Medal of the International Center for Theoretical
Physics, Trieste, (1997) and appointment as CBE (2002).
He has also been instrumental in the development of programmes
aimed at widening access to the University of Cambridge, and encouraging
ambition and attainment in school students in less advantaged areas of the
country, including St John's College's successful EAGLE project in Lambeth. He
currently chairs the University of Cambridge Joint Committee on Admissions and
the group concerned with co-ordinating initiatives in the University aimed at
widening access and raising aspirations.
Tài liệu tham khảo
Bài gốc xem ở: http://plus.maths.org/content/spin
0 comments:
Đăng nhận xét