Dịch
bởi Đinh Ngọc Khanh
Ít người biết đến cái tên
M.C.Escher. Cũng chắc chắn không kém, chúng ta đã từng xem qua nhiều tác phẩm của
ông mà không biết. Và đó, không hơn không kém, là bậc thầy hội hoạ vĩ đại đã
thêm một chiều vào không gian ba chiều của một bức tranh, chiều sâu toán học.
Ông đã ướp thứ hương vị logic, và cả phi logic, của toán học vào nghệ thuật, và
những thành quả ông đạt được là niềm cảm hướng của nhiều thế hệ. Bài viết sẽ đề
cập đến vài xu hướng sáng tác đầy chất thơ của hoạ sĩ, và cái cách một bức
tranh làm dấy lên câu hỏi trong ta về vũ trụ.
Chia cắt mặt phẳng
Mô
phỏng cách khảm gạch tại Alhambra, Tây Ban Nha
Một sự phân hoạch mặt phẳng
(tessellation) là sự kết hợp của những hình kín bao phủ toàn bộ không gian và rời
nhau. Đây là kỹ thuật thường dùng trong khảm đá hoặc trang trí sách, chủ yếu ở
miền Tây Á. Thông thường những đa giác được dùng nhiều, điển hình như hình
vuông của những ô gạch lát sàn. Escher tiến xa hơn những hình vuông đơn điệu
này, từ nguồn cảm hứng vô tận ông tìm thấy ở cách các nghệ nhân xa xưa đã thổi
luồng sinh khí vào nền gạch khảm ở Alhambra, ông sáng tạo ra cái được gọi là
“không gian thiên biến vạn hoá” (metamorphose), trong đó những hình thù luôn
thay đổi và tương tác với nhau, trong một số trường hợp chúng còn tràn ra khỏi
không gian ban đầu. “Trong những nhánh toán học hiện nay, việc nghiên cứu không
gian mặt phẳng được xem là chỉ trên lý thuyết. Liệu điều này có nghĩa là nó chỉ
đơn thuần là một câu hỏi toán học ? Không, tôi nghĩ vậy. Những nhà toán học đã
mở rộng cánh cửa dẫn vào một thế giới hoàn toàn khác, nhưng họ đã không đi vào
một mình. Bằng bản năng siêu nhiên của mình, họ hứng thú với cái cách cánh cửa
được mở hơn là khu vườn mà nó dẫn vào”, trích bài thuyết giảng của Escher năm
1957.
Chia cắt mặt phẳng bằng những
con chim (Regular division of the plane with birds)
Bước phát triển 1
(Development 1)
(...còn tiếp)
0 comments:
Đăng nhận xét