Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012
Toán học đi vào điện ảnh - Phần 1
18:00
Toán học và ứng dụng, Võ Đức Huy
Dịch bởi Võ Đức Huy
Toán học trân trọng giới thiệu…
Tất cả chúng ta đều bị cuốn hút bởi những hình
ảnh sống động trên phim tạo bởi máy tính. Điều mà phần lớn chúng ta không nhận
ra là những con khủng long trong Công viên kỉ Jura và những kỳ quan trong Chúa
tể những chiếc nhẫn sẽ không xuất hiện nếu không có toán học.
Nhưng những hình ảnh tuyệt vời này được tạo
nên như thế nào? Đồ họa vi tính và thị giác máy tính là những chủ đề lớn. Trong
bài viết này chúng ta sẽ xem giản lược một vài công cụ toán dùng để tạo ra sản
phẩm cuối cùng. Trước hết chúng ta tạo ra thế giới trong phim và cho nó sự sống.
Xây dựng khung cảnh
Bước đầu tiên để tạo ra một bộ phim từ máy
tính là tạo ra các nhân vật trong câu chuyện và thế giới mà họ sống. Mỗi đối tượng
trong số đó được mô hình hóa bởi những mặt tạo bởi các đa giác nối nhau (thường
là các tam giác). Các đỉnh của mỗi tam giác được chứa trong bộ nhớ máy tính. Cần
biết rằng mặt nào của tam giác nằm ở phía ngoài của đối tượng hay nhân vật.
Thông tin này được mã hóa bằng thứ tự các đỉnh được lưu, theo quy tắc bàn tay
phải (tương tự vật lý): cuộn ngón tay của bạn vòng quanh tam giác theo thứ tự
cho bởi các đỉnh. Chỉ có một cách để làm điều đó, và ngón trỏ của bạn sẽ chỉ ra
một mặt của tam giác- và đó là mặt ngoài. Nếu thử làm điều đó, bạn sẽ thấy hướng
ngoài của tam giác (A,B,C) sẽ đối với hướng ngoài của tam giác (A,C,B).
Bây giờ bề mặt của vật thể là một lưới các tam
giác, chúng ta có thể tô màu mỗi thành phần của nó. Ở đây điều quan trọng là nắm
được ánh sáng của cảnh mà chúng ta đang mô hình hóa, và điều này được làm bằng
một qui trình gọi là ray tracing. Từ điểm nhìn của chúng ta, ta lần các tia
sáng ngược lại phía vật thể và để chúng được phản xạ trên đó. Nếu tia từ mắt
chúng ta phản xạ từ một mặt (một tam giác trong lưới) về nguồn sáng, chúng ta
tô mặt đó bằng màu sáng và nó trông như là được rọi từ nguồn sáng. Nếu tia sáng
phản xạ không gặp nguồn sáng, ta tô mặt đó với màu tối hơn.
Để theo dõi một tia sáng ngược về một mặt, ta
cần mô tả toán học cho bề mặt, và giải các phương trình liên quan đến tia sáng
và mặt phẳng mô tả bởi mặt đó. Để làm điều đó, ta sử dụng vector. Chúng ta đặt
không gian vào một hệ trục tọa độ 3 chiều với tâm - điểm (0,0,0) - ở điểm nhìn
của ta. Một vector
$v= \left ( a,b,c \right )$ biểu diễn một
mũi tên bắt đầu từ tâm và kết thúc ở điểm với tọa độ a,b và c. Chúng ta có thể
nhân $v$
với một số, ví
dụ 2
, và được $2v=2\left ( a,b,c \right )= \left ( 2a,2b,2c \right )$
. Vậy $2v$
là mũi tên chỉ
cùng hướng với
nhưng dài gấp
đôi.
Giờ hãy xem xét biểu diễn $\lambda v$
, với $\lambda $
là một biến,
nói cách khác là bất kỳ số thực nào. Biểu diễn này không còn xác định duy nhất
một mũi tên với độ dài nhất định, vì độ dài đã trở thành biến số, nhưng nó chỉ
hướng của mũi tên. Nói cách khác, biểu diễn này mô tả đường thẳng chứa vector $v$
. Nó mô tả một đường thẳng - một tia - đi từ tâm - mắt
chúng ta - với hướng định bởi vector $v$
.
Mặt phẳng xác định bởi một mặt tam giác có thể
biểu diễn bởi ba thông tin: vị trí của một đỉnh, giả sử là đỉnh $a_{1}$
, cùng các vector biểu diễn đường thẳng từ
$a_{1}$ đến $a_{2}$ và từ $a_{1}$
đến $a_{3}$
.
Để biết tia sáng cắt mặt phẳng ở đâu và tính
toán phương trình của tia sáng bị phản xạ, ta cần giải các phương trình liên
quan đến hai cách biểu diễn vừa nói.
Phương trình của một tia, với $\lambda $ là số thực và v là vecto:
$r=\lambda v$
Phương trình mặt phẳng định bởi tam giác có ba đỉnh $a_{1}$, $a_{2}$, $a_{3}$
$r=a_{1}+\mu_{1}\left(a_{2}-a_{1}\right)+\mu_{2}\left(a_{3}-a_{1}\right)$
(Bạn có thể xem chi tiết toán học về ray
tracing trong bài báo đột phá của Turner Whitted, "An improved illumination model for shaded display", Communications
of the ACM, Volume 23, Issue 6.)
Ray tracing có thể
tạo ra những cảnh rất giống thực nhưng nó rất chậm. Điều này chấp nhận được cho
sản xuất phim, nhưng sẽ thành rắc rối nếu bạn cần hiệu ứng ánh sáng thời gian
thực, như trong game trên máy tính. Những hiện tượng phức tạp như đổ bóng, khúc
xạ và phản xạ đa hướng rất khó để được mô hình hóa động và những phương pháp
toán tiên tiến hơn, như precomputed radiance transfer và radiosity được dùng ở
đây.
Duyên nợ của số phức và hình học, lượng giác
00:33
Gương Thần, Lưu Minh Đức
Viết bởi Lưu Minh Đức, cộng tác viên
Có lẽ phần lớn chúng ta khi lần đầu tiên gặp
phải số ảo i đều cảm thấy con số này
kỳ quặc quá. Ai đời lại có con số mà bình phương lên lại ra số âm -1! Đó cũng
là lý do mà trong khoảng thời gian đầu tiên số i được giới thiệu với cộng đồng toán học, nó đã từng bị coi là con
số ngu ngốc (idiot) hoặc chỉ là sản
phẩm của tưởng tượng (imaginary). Tuy
nhiên càng ngày số phức càng tỏ ra hữu ích và dần dần trở thành không thể thiếu
trong toán học cũng như trong vật lý và các tính toán ứng dụng (nhất là từ sau
các công trình của 2 nhà toán học vĩ đại Euler và Gauss). Vậy thì có cách nhìn
nào về con số i giúp chúng ta dễ hiểu
hơn đẳng thức “kỳ quặc”:
Vâng, Hamilton và một số nhà toán học khác đã
khám phá ra cách nhìn như vậy. Khi đã hiểu được cách nhìn ấy ta không những thấy
đẳng thức trên trở nên khá tự nhiên mà còn thấy được sự tự nhiên của một số
công thức khác, ví dụ như CT De Moivre
$\left ( \cos \left ( \varphi \right )+i\sin \left (\varphi \right ) \right )^{n}=\cos n\varphi +i\sin n\varphi $
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách nhìn ấy.
Ý nghĩa hình học
của số phức:
Trước hết ta hãy nhìn số thực khác đi một chút
như sau. Nhớ lại rằng khi ta nhân một số thực r với một vector v thì chính là ta thực hiện 1 phép co/giãn vector ấy
(tùy theo |r| lớn hay nhỏ hơn 1) nhưng ta vẫn giữ nguyên phương của vector. Như vậy 1 số thực có thể coi như 1 phép biến hình co giãn (scaling; vì vậy
số thực trong tiếng Anh còn có tên gọi khác là scalar) và tập các số thực là tập
các phép co/giãn. Tuy nhiên các phép biến đổi này không thay đổi phương của
vector vì vậy chúng không bao gồm phép quay. Nói cách khác nếu chỉ dùng các số
thực thì không thể biểu diễn phép quay. Vậy thì liệu có loại số nào cho phép ta
biểu diễn các phép quay? Hamilton đã chỉ cho ta thấy chúng chính là số phức!
Thật vậy, sau khi xem xét kỹ phép nhân các số
phức, ông đã khám phá ra điều thú vị sau đây: nhân 1 vector với 1 số phức z tương đương với việc quay vector đó 1 góc nào đấy (tương ứng
với số phức z, bạn sẽ rõ ngay góc này
là gì trong phần tiếp theo).
Số i
(hay chính xác hơn là phép nhân với i)
biểu diễn phép quay góc $+90^{\circ}$. Khi đó đẳng thức $i^{2}=-1$ có thể được hiểu như sau. Vế trái $i^{2}$, nhân với i
hai lần liên tiếp, chính là quay 1 vector liên tiếp 2 lần, mỗi lần bởi góc $+90^{\circ}$, tổng cộng là quay góc $180^{\circ}$
. Thế thì cũng như nhân vector đó với -1. Nên
$i^{2}=-1$.
Tổng quát hơn, Hamilton đã phát hiện ra là số
phức $z=cos\varphi +i\sin \varphi $ (chính xác là
phép nhân với z) biểu diễn phép quay
góc $\varphi$
. (Đến đây bạn hãy thử lý giải xem tại sao trường hợp
của số ảo i là 1 trường hợp riêng của
nhận xét tổng quát này nhé). Hơn nữa tích hai số phức $z_{1}=cos\varphi _{1} +i\sin\varphi_{1}$ và $z_{2}=cos\varphi _{2} +i\sin\varphi_{2}$
chính là tích hợp nối (composition) của 2 phép quay với
các góc $\varphi _{1}$ và $\varphi _{2}$. Nói cách khác khi ta nhân 1 vector với tích $z_{1}z_{2}$
thì cũng giống như ta quay vector đó 1 góc $\varphi _{1}$
rồi quay tiếp kết quả 1 góc $\varphi _{2}$
. Bạn đã nhận ra điều gì chưa, phân tích này vừa cho
chúng ta một chứng minh hình học của đẳng thức:
$\left ( cos\varphi _{1} +i\sin\varphi_{1} \right ).\left ( cos\varphi _{2} +i\sin\varphi_{2} \right )=cos\left ( \varphi _{1}+\varphi _{2} \right ) +i\sin\left ( \varphi_{1}+\varphi _{2} \right )$
(nếu bạn chưa nhận ra thì hãy thử suy nghĩ
thêm một chút, không khó đâu bạn ạ. Bạn nào chưa thấy chứng minh công thức này
bằng biến đổi lượng giác thì cũng có thể thử tự chứng minh hoặc tìm trong các
sách về số phức.)
Nếu nhân 2 số phức
là thực hiện liên tiếp 2 phép quay thì lũy thừa một số phức $z=cos\varphi +i\sin \varphi $
lên n lần là gì nhỉ? Hura, đó chính là quay
liên tiếp n lần với cùng 1 góc $\varphi$
, tức là quay góc $n\varphi$! Bạn biết tôi đang đề cập đến cái gì không, một cách
nhìn khác cho công thức De Moivre đấy:
Phép nhân với số phức tổng quát $z=r\left( cos\varphi +isin\varphi \right)$ tương ứng với các phép biến hình nào?
$\left ( cos\varphi +i\sin\varphi \right )^{n}= cos n\varphi +i\sin n\varphi$
Kết thúc kỳ này
có 1 câu hỏi nhỏ dành cho bạn:Phép nhân với số phức tổng quát $z=r\left( cos\varphi +isin\varphi \right)$ tương ứng với các phép biến hình nào?
Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012
Cứu sinh - toán học cho phép chụp cắt lớp - Kỳ 4
18:00
Toán học và ứng dụng, Võ Đức Huy
Dịch bởi Võ Đức Huy
Chụp cắt lớp, GPS
và việc hạ cánh máy bay an toàn
Quay quanh trái đất
là rất nhiều vệ tinh GPS đang truyền tín hiệu radio xuống mặt đất. Nếu bạn có
thể phát hiện những tín hiệu và tìm độ lệch pha giữa tín hiệu từ những vệ tinh
khác nhau, bạn có thể xác định vị trí của mình với độ chính xác cao. Các phương
pháp định vị GPS được sử dụng rộng rãi bởi các hệ thống định hướng máy bay, các
thiết bị SATNAV và những người leo núi. Dù vậy, một trong những vấn đề của hệ
thống này là những dao động từ tầng ion (tầng trên của khí quyển Trái đất) có
thể ảnh hưởng đến tín hiệu radio và làm chúng bị lệch một ít. Sự lệch pha này sẽ
dẫn đến sai sót trong vị trí cho bởi hệ thống GPS. Những sai sót này không lớn
và chấp nhận được cho việc định hướng. Thế nhưng, với việc hạ cánh máy bay thì
điều quan trọng là biết chính xác độ cao mà một sai lệch nhỏ cũng dẫn đến hậu
quả lớn. Ở đây một hiểu biết chính xác về tầng ion là điều cốt yếu.
Có những lí do
khác cho việc tìm hiểu tầng ion. Lí do dẫn đầu là tầng ion có ảnh hưởng rất
đáng kể tới đường truyền của sóng radio và truyền thông nói chung. Nói đơn sơ,
tầng ion có thể phản xạ sóng radio, làm tăng đáng kể phạm vi truyền tín hiệu.
Đáng chú ý là có
thể dùng chụp cắt lớp để thăm dò trạng thái của tầng ion. Trong vấn đề vẽ hình ảnh
bệnh nhân, chúng ta chiếu tia X qua cơ thể họ. Để vẽ hình ảnh của tầng ion,
chúng ta dùng tín hiệu từ các vệ tinh GPS. Chúng tạo nên những “đường thẳng” đi
xuyên qua tầng ion. Đường đi của chúng được minh họa trong hình dưới đây.
Pha của các sóng
radio bị ảnh hưởng bởi các electron của khí quyển, do đó tổng thay đổi trong
pha tỉ lệ với tích phân mật độ electron dọc đường truyền. Nếu ta có thể đo những
thay đổi trong pha, ta có thể ước lượng mật độ electron và tìm ra biến đổi
Radon của mật độ electron. Chúng ta gần như ở cùng một hoàn cảnh với bài toán
chụp ảnh y khoa và có vẻ như có thể tìm mật độ electron tại bất kỳ điểm nào
trong khí quyển.
Không hẳn là vậy.
Có hai khác biệt lớn giữa vấn đề này và bài toán CAT. Trước hết, các vệ tinh phải
di chuyển thường xuyên theo Trái đất. Thứ hai, có những vùng lớn trên Trái đất
mà tại đó ta không thể đo được. Những vùng đó gồm các đại dương, nơi không có
thiết bị thu sóng vệ tinh, và hai cực, nơi không có vệ tinh ở trên chúng. Do đó
chúng ta có ít thông tin hơn nhiều so với trường hợp của bài toán quét CAT. Điều
đó nghĩa là chúng ta thường ở trong tình huống của người đưa sữa không phân biệt
được hai cách sắp xếp chai sữa khác nhau, vì cả hai cách đều dẫn đến cùng một kết
quả đo như nhau.
Để vượt qua vấn đề
này, ta cần một thông tin tiên khởi (a priori information) về trạng thái của tầng
ion, nói cách khác là một phỏng đoán có lý về về lời giải. Điều này giúp chúng
ta loại bỏ những lời giải không hợp với phỏng đoán và chọn lời giải càng giống
phỏng đoán càng tốt. May mắn thay, ta có đủ hiểu biết về tính chất vật lý của tầng
ion để làm cho phỏng đoán của ta đủ gần với sự thật. Bằng cách đó (cùng vài cải
tiến thông minh) ta có thể dùng phép chụp cắt lớp để tìm trạng thái của tầng
ion. Trong hình dưới chúng tôi minh họa một phép tính (dùng phần mềm MIDAS phát
triển bởi University of Bath) về một cơn bão tầng ion (màu đỏ) đang phát triển ở
miền nam nước Mỹ.
Phát hiện mìn dưới
đất
Mìn chôn dưới đất
là một trong những khía cạnh dơ bẩn nhất của chiến tranh hiện đại. Chúng thường
được kích hoạt bởi những dây bẫy ngầm gắn với kíp nổ. Bất kỳ thuật toán nào để
phát hiện dây bẫy cũng phải hoạt động nhanh và không bị nhầm lẫn bởi những lá
cây và bụi cỏ ngụy trang. Một ví dụ cho vấn đề mà thuật toán phải đối mặt được
cho trong hình dưới, trong đó các dây bẫy được giấu trong một khu rừng nhân tạo.
Dò tìm những dây bẫy
bao gồm việc tìm những đường thẳng bị che giấu trong bức hình. May mắn là có
phương pháp làm việc đó, chính là phép biến đổi Radon! Với bài toán tìm dây dẫy,
ta không cần phải tìm phép ngược mà chỉ cần áp dụng thẳng phép biến đổi Radon
vào bức ảnh. Tất nhiên cuộc đời không giản đơn như thế với những hình ảnh thực
của các dây bẫy, và một số việc cần phải làm thêm để phát hiện chúng. Để áp dụng
phép biến đổi Radon, hình ảnh phải được tiền xử lý để làm nổi rõ các cạnh. Sau
khi biến đổi Radon cho hình ảnh được tiền xử lý, một bước xử lý nữa phải được
áp dụng để phân biệt những đường thẳng tạo bởi các dây (ứng với các giá trị lớn
của
) và các đường giả tạo bởi những nhánh lá nhỏ (với giá
trị
nhỏ hơn).
Sau một loạt các
phép tính điều chỉnh và các ước lượng giải tích cho một số lớn các hình ảnh
khác nhau, có thể tìm ra một thuật toán nhanh chóng tìm ra các đường dây bằng
cách lọc hình ảnh trước tiên, rồi áp dụng biến đổi Radon, sau đó áp dụng một
phép hậu xử lý và áp dụng phép biến đổi Radon ngược. Kết quả của việc áp dụng
phương pháp này đối với hình ảnh trên được chỉ ra dưới đây, với ba đường dây được
tô đậm.
Để ý cách mà
phương pháp này không chỉ phát hiện các dây bẫy, mà còn, từ độ rộng của các đường
tô đậm, chỉ ra khoảng tin cậy của phép toán.
Toán học thật sự
đã cứu nhiều mạng sống!
Về các tác giả
Chris Budd is Professor of Applied Mathematics at the University
of Bath, and Chair of Mathematics for the Royal Institution. He is particularly
interested in applying mathematics to the real world and promoting the public
understanding of mathematics.
He has recently co-written the popular mathematics book Mathematics
Galore!, published by Oxford University Press, with C. Sangwin.
Cathryn Mitchell is Professor of Electronic and Electrical
Engineering and EPSRC Research Fellow at the University of Bath. She is
interested in all sorts of tomography problems ranging from medical imaging to
space physics.
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
Cứu sinh - toán học cho phép chụp cắt lớp- Kỳ 3
23:56
Toán học và ứng dụng, Võ Đức Huy
Dịch bởi Võ Đức Huy
CAT và phép biến
đổi Radon (tiếp theo)
Dù vậy, bí quyết
của CAT là tìm hiểu nhiều hơn nữa về bản chất vật thể hơn là kích thước của nó,
bằng cách xem xét sự hấp thụ của càng nhiều tia X càng tốt. Để làm điều đó, ta
cần nghĩ tới một só tia X với góc
và khoảng cách
khác nhau từ
tâm của vật. Một tia X như vậy được minh họa bên dưới.
Tia X này đi qua
một loạt các điểm $\left ( x,y \right )$
với mật độ
quang học $u\left ( x,y \right )$
. Phương trình đường thẳng cho
$\left ( x,y \right )= \left ( \rho \cos\left ( \Theta \right ) -s\sin \left ( \Theta \right ),\rho\sin \left ( \Theta \right )+s\cos \left ( \Theta \right ) \right )$
trong đó $s$
là khoảng cách
dọc theo tia X. Khi đó ta cóvới
$R\left ( \rho ,\Theta \right )=\int u\left ( \rho \cos\left ( \Theta \right ) -s\sin \left ( \Theta \right ),\rho\sin \left ( \Theta \right )+s\cos \left ( \Theta \right ) \right )ds$
Hàm
$R\left ( \rho ,\Theta \right )$ được gọi là biến
đổi Radon của hàm $u\left ( x,y \right )$. Khi
càng lớn, tia X
chiếu theo góc tương ứng càng bị hấp thu nhiều. Phép biến đổi này nằm trong cốt
lõi của các máy quét CAT và các vấn đề trong ngành chụp ảnh cắt lớp. Nó được
nghiên cứu trước tiên bởi Johann Radon năm 1917. (Radon cũng nổi tiếng với những
khám phá quan trọng liên quan đến một nhánh của toán học gọi là lý thuyết độ
đo, nền tảng của phép tính tích phân). Bằng cách đo sự hấp thụ tia X tại càng
nhiều góc càng tốt, ta có thể ước lượng hàm số này với độ chính xác cao. Câu hỏi
lớn của toán chụp cắt lớp là làm sao quay ngược phép biến đổi Radon, nói cách
khác:
Chúng ta có thể tìm $u\left ( x,y \right )$ từ $R\left ( \rho ,\Theta \right )$ ?
Thật tình cờ, đây cũng chính là bài toán của người phát sữa trong phần trước. Câu trả lời ngắn gọn là CÓ, với điều kiện là ta làm đủ các phép đo chính xác. Một giải thích chi tiết hơn có thể tìm thấy ở http://plus.maths.org/content/os/issue47/features/budd/maths (dành cho những người dũng cảm). Tuy nhiên, để tạo động lực, một ví dụ đơn giản sẽ được đưa ra đây. Trong hai hình sau chúng ta thấy một hình vuông ở bên trái và phép biến đổi Radon của nó với các giá trị lớn của $R\left ( \rho ,\Theta \right )$ tại các điểm tối màu ở bên phải.
Chúng ta có thể tìm $u\left ( x,y \right )$ từ $R\left ( \rho ,\Theta \right )$ ?
Thật tình cờ, đây cũng chính là bài toán của người phát sữa trong phần trước. Câu trả lời ngắn gọn là CÓ, với điều kiện là ta làm đủ các phép đo chính xác. Một giải thích chi tiết hơn có thể tìm thấy ở http://plus.maths.org/content/os/issue47/features/budd/maths (dành cho những người dũng cảm). Tuy nhiên, để tạo động lực, một ví dụ đơn giản sẽ được đưa ra đây. Trong hai hình sau chúng ta thấy một hình vuông ở bên trái và phép biến đổi Radon của nó với các giá trị lớn của $R\left ( \rho ,\Theta \right )$ tại các điểm tối màu ở bên phải.
Điểm cần để ý
trong hai hình này là bốn cạnh của hình vuông cho những điểm với cường độ cao
(đánh dấu mũi tên) trong biến đổi Radon. Những điểm được đánh dấu cho hướng của
đường thẳng và khoảng cách của chúng tới tâm của hình vuông. Những cạnh này cho
giá trị lớn của
tại những điểm
nhất định là do những tia X đi qua các đường này được hấp thụ rất mạnh, trong
khi những tia đi chệch một chút lại khó bị hấp thụ.
Cơ bản biến đổi
Radon rất hữu ích trong việc tìm những đường thẳng trong một hình. Một phương
pháp tìm $u\left ( x,y \right )$
, gọi là filtered back projection algorithm, được thực
hiện (thô) bằng cách giả định hình ảnh ban đầu được tạo bởi các đường thẳng và
vẽ chúng ứng với các giá trị cao của
. Phương pháp này nhanh nhưng có thể không chính xác.
Dù vậy, có thể tìm $u\left ( x,y \right )$
nhanh và chính
xác, và những thuật toán để làm điều đó được cài đặt vào các máy quét. Phát triển
ban đầu của những máy này dùng một công cụ toán gọi là biến đổi Fourier để đi
ngược phép biến đổi Radon. Nếu bạn cần một vài giải thích chặt chẽ, hãy đọc bài
viết được nói ở trên. Đa số toán được dùng đến là ở trình độ đại học, nhưng bài
viết có nhiều ý tưởng toán đáng yêu.
Chụp cắt lớp có
những ứng dụng khác ngoài y học. Một ví dụ thú vị đến từ khảo cổ học, với việc
dùng chụp cắt lớp để tìm hiểu cái chết của vua Tutankhamen. Một phép quét CAT
cho xác ướp cho thấy một vết sưng ở đầu gối, cho thấy cái chết là hậu quả của nhiễm
trùng nặng. Nguyên nhân của việc này có thể là vết thương từ một cú ngã. Tuy vậy,
máy CAT không thể cho biết Tutankhamen bị ngã do tai nạn hay do một âm mưu nào
đó.
Tổng quát hơn, ta
có thể dùng chụp cắt lớp trong bất kỳ vấn đề nào mà thông tin cho bởi trung
bình của một hàm số dọc một đường thẳng. Phép chụp này cũng hữu ích trong việc
tìm bằng chứng cho những đường thẳng trong một hình ảnh (như cạnh của một vật).
Chúng ta sẽ tìm hiểu hai ví dụ về cách dùng phép chụp cắt lớp.
(còn tiếp).....
(còn tiếp).....
Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012
Cứu sinh - toán học cho phép chụp cắt lớp - Kỳ 2
CAT và Phép biến
đổi Radon
Trước đây không
lâu, nếu bạn có vấn đề trong cơ thể, bạn sẽ phải chịu giải phẫu để tìm hiểu. Bất
kỳ cuộc giải phẫu nào cũng có nguy hiểm, nhất là với bộ não. Dù vậy, điều này
không còn là vấn đề nữa. Như đã nói trong phần đầu, các bác sĩ đã có thể dùng
nhiều kỹ thuật quét để nhìn vào bên trong cơ thể bạn một cách an toàn. Một máy quét
CAT được minh họa trong hình sau.
Trong máy quét
này, bệnh nhân nằm trên một chiếc giường và được đưa qua một khoảng trống giữa
chiếc máy. Khoảng trống này chứa những nguồn tia X xoay xung quanh bệnh nhân.
Các tia X từ nguồn này đi xuyên qua bệnh nhân và được thu lại ở phía đối diện.
Cường độ của tia X được đo chính xác và các kết quả được tính toán. Hình dưới
đây minh họa hình ảnh mặt cắt của chiếc máy, với bệnh nhân quy ước hình tròn.
Khi một tia X đi
qua bệnh nhân, nó bị hấp thụ và bị giảm cường độ. Mức độ hấp thụ phụ thuộc vào
vật liệu mà tia đi qua: cường độ của nó giảm nhiều hơn khi đi qua xương so với
qua cơ, nội tạng hay khối u. Bước quan trọng trong việc tạo hình ảnh cơ thể từ
việc đo tia X là tính toán cẩn thận các vật liệu khác nhau hấp thụ các tia X
như thế nào.
Khi một tia X đi
qua cơ thể, nó đi theo đường thẳng, và tổng hấp thụ của nó là tổ hợp của các lượng
bị hấp thụ bởi các vật liệu mà nó đi qua. Để xem điều này xảy ra như thế nào,
ta cần một ít toán giải tích. Tưởng tượng có một tia X đi theo đường thẳng và tại
khoảng cách
từ nguồn nó có
cường độ
. Khi
tăng thì
giảm do hấp thụ.
Bây giờ, nếu tia X đi qua một khoảng cách nhỏ
, cường độ của nó bị giảm một lượng
. Sự giảm này phụ thuộc vào cường độ của tia X và mật
độ quang học
của vật liệu.
Cho khoảng cách đủ nhỏ, lượng giảm cường độ liên hệ với mật độ quang học bởi
công thức
Bây giờ, khi tia
X đi vào cơ thể, nó sẽ có cường độ
và khi rời khỏi
cơ thể nó có cường độ
. Ta có thể tổng hợp tất cả sự hấp thụ của các phần cơ
thể mà nó đi qua và đi đến
với
Đây là sự hấp thụ
củ a một tia X và nó cho một vài thông tin về cơ thể. Dưới đây ta thấy một vật
thể chiều bởi nhiều tia X và cường độ các tia đo bởi một bộ cảm ứng (detector).
Ở đây một vài tia X đi qua toàn bộ vật thể và bị hấp thụ mạnh khiến cho cường độ
của chúng (thu được ở trung điểm detector) thấp, trong khi các tia khác đi qua
vật ít hơn và ít bị hấp thụ hơn. Vật thể cho một hình chiếu của các tia X và từ
đây có thể tìm ra các kích thước của nó. Chúng tôi minh họa điều đó dưới đây.
Cường độ của tia
X nơi nó gặp bộ cảm ứng phụ thuộc vào bề dày của vật thể và quãng đường nó di
chuyển qua vật thể và qua không khí.
Đồ thị này cho thấy cường độ các tia
khi gặp cảm ứng. Các tia đi qua toàn bộ bề dày của vật thể có cường độ nhỏ
nhất, như ta thấy ở phần trũng xuống chính giữa. Những tia vừa sượt qua vật
thể có cường độ cao nhất, vì chúng đi quãng đường ngắn nhất trong tất cả
các tia không bị hấp thụ. Điều này được chứng tỏ ở hai đỉnh nhọn của đồ thị.
Đồ thị giảm xuống hai bên cạnh, cho thấy các tia tương ứng đã di chuyển tưởng
đối xa.
(....còn tiếp)
|
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
Giới thiệu về cuộc thi Đi tìm lời giải 2012 - Lần IX
Đây là cuộc thi học thuật truyền thống được tổ chức đều đặn các năm của khoa toán tin học. Qua 8 mùa thi, năm nay Đi tìm lời giải sẽ quay lại với một diện mạo mới với sự kịch tính và thú vị với những vòng thi mới và giá trị giải thưởng hấp dẫn hơn.
1. Hình thức các vòng thi
- Thành lập đội thi đấu từ 5 đến 7 thành viên. Đội thi đấu KHÔNG có quá bán số thành viên đã tham gia vào vòng chung kết cuộc thi “Đi tìm lời giải” các mùa trước (với đội 5 thành viên không quá 2 thành viên; đội 6,7 thành viên không quá 3 thành viên).
- Lệ phí thi: 60.000 VNĐ
- Vòng loại: thi trắc nghiệm cá nhân. Đề thi gồm 40 câu hỏi trong thời gian 60 phút, lấy điểm trung bình của 5 thành viên có điểm cao nhất trong đội.
- Chọn ra 27 đội (có thể thay đổi tùy theo tình hình) vào vòng sơ kết. Trong trường hợp, có các đội đồng điểm, BTC sẽ xét đến chỉ số phụ của các đội. Chỉ số phụ là số câu trả lời đúng của các câu hỏi số 10, 20, 30, 40 trong đề thi.
- Kết thúc vòng sơ kết chọn ra 9 đội vào vòng bán kết.
- Kết thúc bán kết chọn 3 đội vào trận chung kết.
- Từ vòng sơ kết, các đội sẽ thi theo hình thức đối kháng sân khấu với mỗi trận đấu gồm 3 đội thi .
2. Thời gian các vòng thi
2.1. Vòng sơ loại
- Thời gian: 13h00 ngày 25/03/2012 (Chủ nhật).
- Địa điểm: Giảng đường 2, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ, ĐH Khoa học Tự nhiên.
- Nếu có phát sinh thêm về địa điểm, BTC sẽ thông báo sớm nhất cho các thí sinh.
2.2. Vòng sơ kết
Trận Thời gian Địa điểm
Sơ kết 1 07h30 ngày 07/04/2012 (Thứ 7) Giảng đường 1, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
Sơ kết 2 08h45 ngày 07/04/2012 (Thứ 7)
Sơ kết 3 10h00 ngày 07/04/2012 (Thứ 7)
Sơ kết 4 07h30 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật) Giảng đường 2, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
Sơ kết 5 08h45 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật)
Sơ kết 6 10h00 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật)
Sơ kết 7 13h00 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật)
Sơ kết 8 14h15 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật)
Sơ kết 9 15h30 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật)
2.3. Vòng bán kết
Trận Thời gian Địa điểm
Bán kết 1 12h30 ngày 15/04/2012 (Chủ nhật) Giảng đường 1, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
Bán kết 2 14h00 ngày 15/04/2012 (Chủ nhật)
Bán kết 3 15h30 ngày 15/04/2012 (Chủ nhật)
2.4. Vòng chung kết
Trận Thời gian Địa điểm
Chung kết 08h00 ngày 22/04/2012 (Chủ nhật) Giảng đường 1, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
3. Cơ cấu giải thưởng:
- Giải I: 5.000.000 đồng
- Giải II: 3.500.000 đồng
- Giải III: 1.500.000 đồng
Ngoài ra, còn nhiều phần thưởng hấp dẫn đến từ các nhà tài trợ.
Chuyên san EXP rất hân hạnh được mang đến cho các bạn những thông tin nóng hổi theo dòng sự kiện của mùa giải 2012.
1. Hình thức các vòng thi
- Thành lập đội thi đấu từ 5 đến 7 thành viên. Đội thi đấu KHÔNG có quá bán số thành viên đã tham gia vào vòng chung kết cuộc thi “Đi tìm lời giải” các mùa trước (với đội 5 thành viên không quá 2 thành viên; đội 6,7 thành viên không quá 3 thành viên).
- Lệ phí thi: 60.000 VNĐ
- Vòng loại: thi trắc nghiệm cá nhân. Đề thi gồm 40 câu hỏi trong thời gian 60 phút, lấy điểm trung bình của 5 thành viên có điểm cao nhất trong đội.
- Chọn ra 27 đội (có thể thay đổi tùy theo tình hình) vào vòng sơ kết. Trong trường hợp, có các đội đồng điểm, BTC sẽ xét đến chỉ số phụ của các đội. Chỉ số phụ là số câu trả lời đúng của các câu hỏi số 10, 20, 30, 40 trong đề thi.
- Kết thúc vòng sơ kết chọn ra 9 đội vào vòng bán kết.
- Kết thúc bán kết chọn 3 đội vào trận chung kết.
- Từ vòng sơ kết, các đội sẽ thi theo hình thức đối kháng sân khấu với mỗi trận đấu gồm 3 đội thi .
2. Thời gian các vòng thi
2.1. Vòng sơ loại
- Thời gian: 13h00 ngày 25/03/2012 (Chủ nhật).
- Địa điểm: Giảng đường 2, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ, ĐH Khoa học Tự nhiên.
- Nếu có phát sinh thêm về địa điểm, BTC sẽ thông báo sớm nhất cho các thí sinh.
2.2. Vòng sơ kết
Trận Thời gian Địa điểm
Sơ kết 1 07h30 ngày 07/04/2012 (Thứ 7) Giảng đường 1, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
Sơ kết 2 08h45 ngày 07/04/2012 (Thứ 7)
Sơ kết 3 10h00 ngày 07/04/2012 (Thứ 7)
Sơ kết 4 07h30 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật) Giảng đường 2, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
Sơ kết 5 08h45 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật)
Sơ kết 6 10h00 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật)
Sơ kết 7 13h00 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật)
Sơ kết 8 14h15 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật)
Sơ kết 9 15h30 ngày 08/04/2012 (Chủ nhật)
2.3. Vòng bán kết
Trận Thời gian Địa điểm
Bán kết 1 12h30 ngày 15/04/2012 (Chủ nhật) Giảng đường 1, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
Bán kết 2 14h00 ngày 15/04/2012 (Chủ nhật)
Bán kết 3 15h30 ngày 15/04/2012 (Chủ nhật)
2.4. Vòng chung kết
Trận Thời gian Địa điểm
Chung kết 08h00 ngày 22/04/2012 (Chủ nhật) Giảng đường 1, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
3. Cơ cấu giải thưởng:
- Giải I: 5.000.000 đồng
- Giải II: 3.500.000 đồng
- Giải III: 1.500.000 đồng
Ngoài ra, còn nhiều phần thưởng hấp dẫn đến từ các nhà tài trợ.
Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012
Cứu sinh - toán học cho phép chụp cắt lớp -Kỳ 1
Dịch bởi Võ Đức Huy
Toán học có thể bảo vệ mạng sống của chúng ta?
Chắc chắn !!! Toán học được ứng dụng trong nhiều vấn đề quan trọng về sức khỏe
và hạnh phúc của con người. Trong bài viết này chúng tôi sẽ mô tả cách toán học
của phép chụp cắt lớp (tomography) đã trở thành một trong những công cụ toán
quan trọng nhất trong vấn đề giữ gìn sức khỏe của bạn.
Y học hiện đại phụ thuộc nhiều vào các phương
pháp chụp ảnh, bắt đầu với việc sử dụng tia X vào đầu thế kỷ 20.
Nói chung có hai hình thức chụp ảnh. Các
phương pháp X-quang và siêu âm dùng một nguồn bức xạ nằm bên ngoài cơ thể. Tia
bức xạ được thu lại sau khi đã đi qua cơ thể, và một hình ảnh được xây dựng dựa
theo cách chúng được hấp thụ. Khi các tia X được sử dụng, quá trình này được gọi
là CAT (computerised axial tomography). Từ tomography xuất phát từ tiếng Hi Lạp
tomos, có nghĩa là “cắt”. Bài viết này xem xét chi tiết về qui trình này.
Cách chụp ảnh còn lại sử dụng nguồn bên trong
cơ thể. Những cách này gồm chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp bức xạ
positron (PET) và chụp cắt lớp tính toán bức xạ photon đơn (SPECT). Những
phương pháp này có một số tiến bộ so với CAT, cả trong chất lượng hình ảnh và
tính an toàn, vì tia X có thể làm tổn thương các bộ phận mềm. Toán học dành cho
tomography được tìm ra bởi Johann Radon năm 1917. Rất lâu sau đó, vào thập kỷ
1960s, nhà toán học Allan McLeod Cormack hợp tác với Godfrey Newbold Hounsfield
phát triển dụng cụ quét đầu tiên, máy scan EMI nổi tiếng. Với công trình này,
Cormack được giải Nobel. Những hình mẫu ban đầu chỉ có thể quét các vật thể lớn
bằng đầu người, nhưng máy quét toàn cơ thể được chế tạo ngay sau đó.
Chụp ảnh y khoa thành công nhờ một tổ hợp của những phép ước lượng rất cẩn thận,
các thuật toán máy tính phức tạp, và toán học tiên tiến. Đó là toán học mà
chúng ta sẽ tìm hiểu ở đây. Chúng tôi cũng chỉ ra toán học của phép chụp cắt lớp
có nhiều ứng dụng khác, gồm việc chụp ảnh khí quyển, dò bom mìn và, ít thực dụng
hơn, giải đố Sudoku.
Phân phối sữa và Sudoku Sát thủ
Trước khi đi sâu vào y học, chúng ta sẽ bắt đầu
với một ví dụ đơn giản minh họa những nguyên lý của tomography và có liên hệ
thú vị tới nhiều dạng Sudoku đang thịnh hành. Ví dụ này bao gồm việc phân phối
sữa. Giả sử sữa và nước trái cây được cho vào các chai và đặt vào khay gồm 9 phần
sắp xếp như một ô 3x3. Mỗi phần của khay chứa một chai có thể có sữa, nước trái
cây hay rỗng. Câu hỏi là: ô nào chứa loại chai nào?
Điều không may là những cái khay khác được đặt
chồng lên và ở dưới khay mà chúng ta quan tâm, do đó không thể nhìn phía trên
hay dưới đáy khay. Có vẻ như vấn đề không thể giải quyết được. Dù vậy,chúng ta
có thể nhìn chăm chú vào các cạnh và ước lượng bao nhiêu ánh sáng được hấp thụ
với các góc độ khác nhau. Những loại chai khác nhau hấp thụ những lượng ánh
sáng khác nhau. Đo đạc cẩn thận cho thấy các chai sữa hấp thu 3 đơn vị, nước ép
hấp thu 2 đơn vị và chai rỗng hấp thu một đơn vị. Nếu một chùm sáng được chiếu
xuyên các chai nước, sự hấp thụ được cộng dồn lại. Ví dụ, nếu chùm sáng đi qua
một chai sữa rồi một chai nước ép, thì 5 đơn vị bị hấp thụ. Nếu nó đi qua ba
chai rỗng thì 3 đơn vị bị hấp thụ.
Trong ví dụ sau chúng ta chỉ định tổng lượng
ánh sáng bị hấp thụ khi chiếu tia sáng qua mỗi dòng và mỗi cột của hình vuông.
Để giải bài toán này, chúng ta phải đặt các
chai hấp thu 1,2 hay 3 đơn vị ánh sáng vào mỗi ô, với tổng các số ở hàng đầu bằng
5, hàng thứ hai bằng 6, vân vân. Cột ở giữa chứa 3 chai và hấp thụ 3 đơn vị
sáng. Cách duy nhất để điều này xảy ra là mỗi ô của cột giữa chứa một chai rỗng
hấp thụ một đơn vị mỗi chai. Còn những ô khác thì sao? Điều không may là chúng
ta chưa có đủ thông tin để giải. Có đến hai khả năng:
Chúng ta đang gặp một tình huống hiếm thấy với
một nhà toán học khi mà có đến hai đáp án hợp lý cho bài toán. Những bài toán
như vậy được gọi là bài toán không chỉnh (ill-posed) và rất hay gặp khi chúng
ta muốn tìm thông tin từ một hình ảnh. Để tìm hiểu chính xác các chai nước được
phân bố thế nào, ta phải có thêm một ít thông tin. Một cách tìm thêm thông tin
là cho ánh sáng đi qua đường chéo của khay. Chúng ta làm điều đó và tìm thấy 6
đơn vị bị hấp thụ từ góc trái trên xuống góc phải dưới, và 3 đơn vị từ góc trái
dước lên góc phải trên. Từ thông tin thêm này, ta biết rằng đáp án đúng là đáp
án đầu tiên. Có thể chứng minh là nếu ta đo được tất cả lượng ánh sáng hấp thụ
bởi mỗi hàng, cột và đường chéo, thì có thể xác định duy nhất sự phân bố của
các chai nước trong khay.
Vấn đề này
trông có vẻ tầm thường, nhưng nó tương tự như vấn đề chụp ảnh chúng ta sẽ
bàn trong phần tiếp theo, và cho thấy tầm quan trọng của việc lấy thêm thông
tin về lời giải để biết đáp án chính xác.
Nếu ví dụ này có vẻ quen với bạn, thì chính là
như thế. Sudoku Sát thủ là một phiên bản nâng cao của Sudoku phổ biến. Trong
Sudoku Sát thủ, cũng giống Sudoku, người chơi phải đặt các số 1 đến 9 vào một
hình vuông sao cho mỗi số chỉ xuất hiện một lần trên mỗi dòng và mỗi cột. Nhưng
thay vì cho người chơi vài số trước như trong Sudoku thường, Sudoku sát thủ cho
bạn biết tổng của vài nhóm con số. Điều này chính là vấn đề được nói ở trên.
Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012
Buổi nói chuyện của Giáo sư Randall J. LeVeque
22:46
Nóng sốt dẻo
Buổi nói chuyện của Giáo sư Randall J. LeVeque |
Giáo sư Randall J. LeVeque, Đại học Washington là một chuyên gia trong lĩnh vực tính toán nâng cao.
Giáo sư sẽ có buổi nói chuyện vào lúc 9 giờ sáng thứ Tư, 21/03/2012 tại phòng F207.
Kính mời sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm đến tham dự.
----------------------------------------------------------------- The GeoClaw Software for Tsunamis and Other Hazardous Flows
Randall J. LeVeque
Applied Mathematics Department
University of Washington
Many geophysical flows over topography can be
modeled by two-dimensional depth-averaged fluid
dynamics equations. The shallow water equations
are the simplest example of this type, and are
often sufficiently accurate for simulating tsunamis
and other large-scale flows.
These partial differential equations are hyperbolic
and can be modeled using high-resolution finite
volume methods. However, several features of these
flows lead to new algorithmic challenges, such as the
fact that the depth goes to zero at the edge of the
flow and that vastly differing spatial scales must
often be modeled, making adaptive mesh refinement
essential. I will discuss some of these algorithms
and the GeoClaw software, a specialized version of
Clawpack that is aimed at solving real-world
geophysical flow problems over topography.
I'll show results of some recent benchmarking studies
and from efforts to compare proposed earthquake
mechanisms for the 11 March 2011 Great Tohoku Tsunami.
Nguồn Khoa toán tin học
|